Hướng dẫn phân biệt cận thị, loạn thị và viễn thị, cách khắc phục
Cận thị, loạn thị và viễn thị là ba tật khúc xạ phổ biến gây suy giảm thị lực ở mắt, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Ba tật này thường có biểu hiện tương đối giống nhau nên khiến nhiều người bị nhầm lẫn.
Bảng so sánh cận thị loạn thị và viễn thị
Tham khảo bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về ba tật khúc xạ cận thị, loạn thị và viễn thị:
Tiêu chí
Cận thị
Loạn thị
Viễn thị
Cơ chế hình thành
Là tình trạng điểm hội tụ của các tia sáng nằm ở phía trước võng mạc khiến hình ảnh nhìn xa bị mờ, không ảnh hưởng đến tầm nhìn gần.
Là tình trạng các tia sáng hội tụ thành nhiều điểm trên võng mạc thay vì hội tụ thành một điểm khiến hình ảnh bị mờ, nhòe, méo mó ở mọi khoảng cách
là tình trạng điểm hội tụ của ánh sáng nằm ở phía sau của võng mạc khiến hình ảnh nhìn gần bị mờ, không ảnh hưởng đến tầm nhìn xa.
Dấu hiệu
Khó khăn khi nhìn xa.
Nheo mắt, chớp mắt thường xuyên.
Mỏi mắt, đau đầu.
Lác mắt khi bị cận thị nặng
Khó khăn khi nhìn mọi khoảng cách
Hình ảnh mờ, nhòe, tầm nhìn đôi.
Khó khăn khi nhìn trong điều kiện ánh sáng tối.
Đau đầu, mỏi mắt.
Khó khăn khi nhìn gần
Mỏi mắt, đau đầu.
Chóng mặt sau một khoảng thời gian làm công việc tập trung, nhìn gần.
Nguyên nhân
Do lực khúc xạ lớn hơn bình thường, mắt nhìn gần nhiều khiến thể thủy tinh bị phồng lên làm độ cong của giác mạc tăng lên.
Do giác mạc có hình dạng không đều làm mất khả năng hội tụ của ánh sáng trên trục.
Do trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường hoặc giác mạc bị dẹt, độ cong nhỏ, người bị sẹo giác mạc
Cách khắc phục
Kính thuốc, kính áp tròng.
Phẫu thuật khúc xạ.
Kính thuốc, kính áp tròng.
Phẫu thuật khúc xạ
Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học.
Kính thuốc.
Phẫu thuật khúc xạ.
Nắm được các thông tin trên đây có thể giúp bạn phần nào phân biệt được ba tật khúc xạ viễn thị, cận thị và loạn thị. Tuy chúng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Tật khúc xạ ở mắt nếu không được phát hiện sớm và có những can thiệp phù hợp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm gây suy giảm thị lực vĩnh viễn.
Phân biệt tật cận thị, loạn thị và viễn thị
1. So sánh về cơ chế hình thành
2. So sánh về dấu hiệu, biểu hiện
Cận thị: Người mắc tật khúc xạ này thường xuyên phải nheo mắt, chớp mắt giúp nhìn rõ mục tiêu ở xa. Đi kèm với đó là những biểu hiện mỏi mắt, đau đầu, khô mắt, chảy nước mắt thường xuyên, thị lực vào ban đêm kém hơn.
Loạn thị: Nhìn mờ ở mọi khoảng cách, hình ảnh loạn thị bị biến dạng, méo mó, không rõ nét, tầm nhìn đôi, song thị. Người loạn thị có thể gặp phải tình trạng mỏi mắt, hoa mắt, căng tức, đau đầu do phải điều tiết nhiều, khó khăn khi quan sát sự vật trong bóng tối.
Viễn thị: Thường phải nheo mắt, điều tiết mắt quá độ khi nhìn sự vật ở gần. Kèm theo là các biểu hiện mỏi mắt, đau đầu, chóng mặt nhất là khi thực hiện làm một việc tập trung ở khoảng cách gần quá lâu.
Tật khúc xạ khiến cho mắt thường xuyên bị mỏi, mệt vì phải điều tiết quá nhiều
Khả năng quan sát sự vật chính là dấu hiệu riêng biệt để nhận định ba tật khúc xạ này. Cận thị nhìn xa bị mờ, viễn thị nhìn gần bị mờ còn loạn thị nhìn mờ ở mọi khoảng cách, song thị. Còn các biểu hiện đi kèm khác đều là những đặc điểm thường thấy của tật khúc xạ khi phải điều tiết mắt quá nhiều.
3. So sánh về nguyên nhân
Cả ba tật khúc xạ này đều có thể do yếu tố bẩm sinh, di truyền. Nếu người thân trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ có tiền sử rối loạn thị giác, gặp phải các tật khúc xạ này ở mắt thì đứa trẻ sinh ra cũng có nguy cơ cao. Tật khúc xạ có thể do chấn thương ở mắt, sẹo giác mạc, biến chứng của các bệnh lý khác... Chúng cũng do những nguyên nhân khác nhau gây nên như:
Cận thị: Do trục nhãn cầu dài hơn bình thường, lực khúc xạ lớn hơn bình thường, mắt phải nhìn gần thường xuyên khiến thủy tinh thể bị phồng lên làm tăng độ cong của giác mạc khiến cho các tia sáng rơi vào điểm phía trước võng mạc. Ngoài ra, cận thị có thể do thường xuyên làm việc, học tập trong điều kiện thiếu ánh sáng, không đảm bảo khoảng cách nhìn.
Loạn thị: Do giác mạc bị biến dạng, có hình dạng không đều, bị bẻ cong khiến cho hình ảnh thu về mắt hội tụ thành nhiều điểm trên võng mạc gây ra tình trạng quan sát sự vật bị mờ, nhòe, méo mó.
Viễn thị: Do trục nhãn cầu quá ngắn hoặc giác mạc quá dẹt, độ cong nhỏ khiến cho hình ảnh mắt quan sát được hội tụ thành một điểm phía sau võng mạc. Ngoài ra, viễn thị có thể do làm việc, học tập ở khoảng cách xa lâu ngày khiến cho thủy tinh thể bị giãn và mất đi tính đàn hồi, sẹo giác mạc...
Cả ba tật khúc xạ này đều có thể do yếu tố bẩm sinh, di truyền
Cận thị, loạn thị và viễn có thể gây ra biến chứng nào?
Cận thị, loạn thị và viễn thị nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp phù hợp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt, thâm chí là mù lòa vĩnh viễn:
Biến chứng của cận thị: Bong, rách võng mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng.
Biến chứng của loạn thị: Gây ra nhược thị là một trong các bệnh về mắt ở trẻ em gây nguy hiểm đến thị lực.
Biến chứng của viễn thị: Lác mắt, nhược thị, thương tổn khác ở đáy mắt.
Tật khúc xạ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt, thâm chí là mù lòa vĩnh viễn
Trong ba tật khúc xạ này thì viễn thị thường ít phổ biến hơn cận thị và loạn thị nhưng chuyên gia nhận định, tật viễn thị có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ rối loạn cấu trúc mắt, để lại biến chứng, thương tổn đáy mắt nghiêm trọng hơn.
Biện pháp khắc phục cận thị, loạn thị và viễn thị
Tật khúc xạ ở mắt hiện chưa có phương pháp nào được y khoa công nhận có thể điều trị dứt điểm. Các can thiệp y tế được chỉ định đều nhắm giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn độ khúc xạ ở mắt. Các biện pháp khắc phục cận thị, loạn thị và viễn thị hiện nay đều tương tự nhau là đeo kính thuốc hoặc phẫu thuật khúc xạ.
1. Sử dụng kính thuốc, kính áp tròng
Đeo kính là phương pháp truyền thống, phổ biến giúp khắc phục các tật khúc xạ ở mắt được nhiều người lựa chọn sử dụng. Kính thuốc giúp hỗ trợ tầm nhìn, đưa ánh sáng hội tụ về đúng một điểm trên võng mạc mắt, cải thiện thị lực cho người dùng.
Tuy nhiên, thấu kính dùng cho cận thị, loạn thị và viễn thị sẽ khác nhau. Nếu người bị cận thị dùng thấu kính phân kì (kính lõm), thì người loạn thị và viễn thị dùng thấu kính hội tụ giúp đưa hình ảnh vào đúng trung tâm võng mạc.
Đeo kính là phương pháp truyền thống, phổ biến giúp khắc phục các tật khúc xạ ở mắt
Kính thuốc giúp người bị tật khúc xạ kiểm soát tốt độ khúc xạ ở mắt, cải thiện tầm nhìn, mang lại sự thoải mái cho mắt, giúp mắt không phải điều tiết nhiều, phòng tránh biến chứng nguy hiểm đe dọa đến thị lực.
Hiện nay ngoài kính gọng thông thường, người bị tật khúc xạ có thêm sự lựa chọn là kính áp tròng mềm hoặc kính áp tròng cứng Ortho K. Người bị tật khúc xạ cần được đeo kính đúng độ, nhất là đối tượng trẻ em, dùng kính giúp trẻ kiểm soát tốt độ khúc xạ ở mắt, hạn chế gia tăng cấp độ nặng. Vì vậy, khám mắt cho trẻ ở đâu rất quan trọng, cha mẹ cần cân nhắc và lựa chọn đơn vị uy tín để nhận được kết quả chính xác.
2. Phẫu thuật khúc xạ
Phẫu thuật khúc xạ hiện là cách duy nhất được công nhận giúp giảm độ hoặc xóa cận, loạn, viễn ở mắt. Tuy nhiên, sau phẫu thuật nếu bạn không có chế độ chăm sóc, bảo vệ mắt phù hợp hoặc do cơ địa của mỗi người, các tật khúc xạ này vẫn có nguy cơ bị tái lại. Một số phương pháp phẫu thuật khúc xạ phổ biến hiện nay như:
Lasik cơ bản.
Femto Lasik.
Relex Smile.
Phakic ICL
Phẫu thuật khúc xạ là cách duy nhất được công nhận giúp giảm độ hoặc xóa cận, loạn, viễn ở mắt
Người bị tật khúc xạ giai đoạn nặng, đeo kính không mang lại hiệu quả hoặc không muốn phụ thuộc vào kính để hỗ trợ thị lực nữa, đạt đủ điều kiện phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định mổ. Để lựa chọn được phương pháp hiệu quả, phù hợp, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên nhãn khoa uy tín để khám mắt, lắng nghe tư vấn của bác sĩ để cân nhắc phương pháp phù hợp với tình trạng cụ thể ở mắt.